Suy Niệm Lời Chúa trong tháng 4

April 02, 2023 Chuyen mục : Suy niệm lời Chúa

“Halleluia, Lời Chúa dn soi con đường đi. Halleluia! Lời Chúa, bánh thiêng ban nguồn sống! Phúc cho người vui nghe, yêu mến, gẫm suy Lời luôn“

(Đây là những câu trọng tâm, hay những gợi ý của bài Tin Mừng, trước khi tham dự Thánh lễ, anh chị em nên đọc Kinh Thánh ở nhà , suy gẫm những gợi ý, và nhờ vậy mà anh chị em theo dõi bài chia sẻ trong Thánh Lễ được tốt hơn)

Ngày 02.04. Chúa nhật lễ lá. Tin mừng theo Thánh Matthêu 27,11-54: Trong tin mừng của Chúa nhật thứ nhất mùa chay, chúng ta đã được nhìn thấy hình ảnh của một thanh niên với những giằng co nội tâm, suy tư để rồi đi đến một sự chọn lựa cho mình một con đường sống. Sự chọn lựa đó đã dẫn đến hệ quả mà chúng ta được nghe trong bài tin mừng của Lễ Lá hôm nay: Con đường lên Giêrusalem.

Ngày 06.04. Thứ năm Tuần Thánh. Buổi Tiệc Ly. Tin Mừng theo Thánh Gioan 13,1-15: Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu nói: “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy và là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau…”. Cuộc sống chung đụng giữa con người trong xã hội văn minh này, được quy định bởi bao nhiêu là luật pháp! Từ những luật lệ để bảo vệ những quyền lợi cơ bản, đến luật bầu cử, luật báo chí, luật buôn bán…vv. Tiếc thay vẫn còn rất nhiều người thiếu ý thức và nhận thức, thiếu khả năng suy xét, phân tích, tổng hợp, để rút ra kết luận. Và  vì  vậy mà con người vẫn tiếp tục sống với “luật“, vẫn cần đến “luật“, vẫn tiếp tục để “luật“ thống trị, trong xã hội cũng như trong giáo hội. “Sống tự do là con cái Thiên Chúa, chứ không phụ thuộc vào lề luật“, lời của Thánh Phaolô Tông đồ vẫn còn là một thách đố to lớn cho con người hôm nay.

Ngày 07.04. Thứ sáu Tuần Thánh. Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêu. Tin mừng Thánh Gioan 18,1-19,42: Cây thập tự, một công cụ để thi hành án phạt, kể từ khi cuộc thương khó của Chúa Giêsu đã được mang tên là Thánh giá. Thánh giá có mặt ở khắp nơi: người ta mang trên người, treo trong nhà, trong trường học, trong phòng họp, gắn trên đỉnh cao nhà thờ, dựng ở những nơi xảy ra tai nạn trên đường v.v. Chúng ta theo Thầy. Chúng ta lắng nghe bài Thương khó, chúng ta ngắm nhìn Thánh giá với lòng thương mến, xót xa. Nhưng hằng ngày chúng ta vẫn tôn sùng vật chất, tiền của; Hằng ngày chúng ta vẫn chạy theo lời khen chê của người đời. Tìm trong danh vọng sự khẳng định bản thân; Hằng ngày trong tiêu thụ (ăn uống, mua  sắm, tin tức, phim ảnh…) chúng ta vẫn tiếp tục sống vô trách nhiệm đối với bản thân mình và đối với những người xung quanh. Và khi phải đối diện với những hệ quả, thì ta quy tất cả trách nhiệm cho Thiên Chúa. Chúng ta cùng nhau tự hỏi: “Tất cả những nghi thức, thánh ca, lời nguyện, bài đọc…trong ngày hôm nay có ý nghĩa gì cho cuộc đời tôi?“

Ngày 08.04. Thứ bảy. Đêm canh thức vượt qua. Vọng lễ phục sinh. Tin mừng theo Thánh Matthêu 28,1-10: Bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria đi viếng mộ. Thiên thần hiện đến và bảo các bà: “Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không còn ở đây, vì Người đã trổi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trổi dậy từ cõi chết, và Người đi Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người“.

Ngày 09.04. Chúa nhật Phục sinh. Tin mừng theo Thánh Gioan 20,1-9: Ông Phêrô và một môn đệ đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu… Bấy giờ người môn đệ  kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trổi dậy từ cõi chết.

Ngày 16.04. Chúa Nhật thứ 2 Phục sinh. Lòng Thương Xót Chúa. Tin Mừng theo Thánh Gioan 20,19-31: Đoạn kinh thánh tường thuật lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, không có mặt của ông Tôma. Khi nghe kể lại, ông khẳng định rằng: ông chỉ tin, nếu chính ông thấy và sờ vào được những vết thương của Thầy mình. Sau tám ngày, Chúa Giêsu hiện ra lần nữa, lần này có ông Tôma. Ông được nhìn thấy Chúa Giêsu, được nghe tiếng Người, và theo Kinh Thánh, chính tay ông đã được sờ vào các vết thương của Người.

Có thật sự Đức Kitô đã sống lại và đã hiện ra? Có thật sự là các môn đệ đã thấy Người, đã nghe tiếng Người nói, và thậm chí còn được sờ vào Ngưòi?… Những câu hỏi đó liên quan đến sự kiện trong toàn thể câu chuyện được tường thuật. Thiết nghĩ, điều quan trọng ở đây, không phải là tìm hiểu xem các sự kiện đã có xảy ra, và xảy ra như thế nào. Mà quan trọng hơn là đặt ra cho mình những câu hỏi: Tác giả muốn nói gì với tôi, khi ông tường thuật những sự kiện đó? Chủ ý của ông là gì? Ông muốn gởi đến thông điệp gì cho tôi? Sau khi tường thuật các sự kiện, tác giả viết ở cuối chương: “Chúa Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sống nhờ danh Người“.

Ngày 23.04. Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh. Tin Mừng theo Thánh Luca Lc 24,13-35: Hai người trong nhóm các môn đệ trên đường từ Giêrusalem đến Emmaus. Theo lời Kinh Thánh, Chúa Giêsu hiện ra và trò chuyện với hai ông, nhưng hai ông không nhận ra. Mãi đến khi cùng ngồi vào bàn, Chúa Giêsu bẻ bánh và trao cho hai ông, chính lúc đó hai ông mới nhận ra Người. Hai ông không đi Emmaus nữa mà lên đường quay về Giêrusalem, để tường thuật những gì đã xãy ra.

1. Trong hành trang của chúng ta lắm khi nhiều vật không cần thiết, nó chỉ làm cho chuyến đi thêm nặng nề. Lo lắng, buồn rầu, sợ hãi… đã làm cho cuộc hành trình của hai ông nặng nề, và hai ông không nhận ra có Chúa đi cùng.

2. Rất nhiều người cho rằng tiền bạc, danh vọng, quyền lực, là những giá trị của cuộc sống đáng để con người phấn đấu và tìm cầu. Cũng như hai môn đệ trong câu chuyện, điểm đến của hai ông là Emmaus. Nhưng cử chỉ bẻ bánh của Đức Kitô đã giúp các ông tìm ra được mục đích chân thật: trở về Giêrusalem. Khi đã tìm ra được mục đích thật sự của cuộc sống, bạn hãy can đảm lên đường.

Ngày 30 tháng 4. Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh. Chúa Chiên Lành. Tin Mừng theo Thánh Gioan Ga 10, 1-10: Khi ấy, Đức Giêsu nói với người Do thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào đàn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ.“

Tại sao đàn chiên nhận ra tiếng người chăn chiên dễ dàng, mà tôi nhận ra tiếng Chúa khó quá vậy? Tôi hay tự hỏi mỗi khi đọc đoạn Kinh Thánh này. Có lẽ, đàn chiên tin tưởng tuyệt đối ở người chăn chiên. Đối với chúng, tiếng quen thuộc đó gắn liền với đồng cỏ xanh tươi, với dòng suối, mà nhất là gắn liền với sự chở che. Chúng trung thành với tiếng đó, và chỉ đi theo tiếng gọi đó. Còn tôi, có lẽ tôi chưa tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa. Lắm khi tôi còn nghe và đi theo những tiếng lạ khác, với hy vọng, biết đâu những tiếng lạ đó dẫn tôi đi đến đồng cỏ và dòng nước hấp dẫn hơn chăng.ãy ra khỏi mồ!“